Kiểm nghiệm vật lý

Kiểm nghiệm vật lý trong ứng dụng thực phẩm đóng vai trò chủ yếu như một chỉ báo về chất lượng nhưng cũng có thể được thực hiện nhằm đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm. Các nhà sản xuất có thể sử dụng kiểm nghiệm vật lý để kiểm nghiệm giá trị sản phẩm, tương quan sản phẩm với cảm nhận của người tiêu dùng và trong một số trường hợp, đảm bảo an toàn thực phẩm khi sản phẩm phải trải qua các chu trình chế biến. Có nhiều phương pháp hiện hữu để đánh giá các đặc tính khác nhau của các sản phẩm đồ ăn và thức uống về cấu trúc, đặc tính lý hóa cũng như các đặc điểm cảm quan của chúng.
Đặc tính vật lý

Đánh giá kết cấu thực phẩm bao gồm việc đo lường phản ứng của thực phẩm khi nó chịu một lực như cắt, trượt, nhai, nén hoặc kéo căng. Những cuộc kiểm tra như vậy là rất cần thiết trong ngành công nghiệp thực phẩm, được thực hiện thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khả năng chấp nhận các sản phẩm thực phẩm đối với người tiêu dùng thường được xác định bởi kết cấu sản phẩm như khả năng bôi dễ dàng và độ mượt mà sản phẩm thực phẩm đem lại.

Độ nhớt là lực cản chống lại dòng chảy và được đánh giá bằng cách đo lực cần thiết để khuấy một thanh xác định trong sản phẩm. Khi độ nhớt thay đổi sẽ làm thay đổi các đặc tính chảy của thực phẩm lỏng và ảnh hưởng đến hình thức và tính nhất quán của sản phẩm, biến số đo này rất quan trọng trong hầu hết các công đoạn sản xuất.

Các bài kiểm tra vật lý đơn giản nhất thường xuyên bị bỏ qua. Cụ thể, trọng lượng sản phẩm, thể tích và kích thước đều là điều cần thiết đối với chất lượng sản phẩm dựa trên các quy định và yêu cầu về nhãn mác. Người tiêu dùng và các cơ quan có thẩm quyền đều cho rằng trọng lượng hoặc thể tích được dán nhãn nên phản ánh chính xác những gì có trong bao bì.